Sức khỏe

PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG OHSAWA

Phương pháp thực dưỡng Ohsawa được biết đến nhiều hơn qua tên gọi ăn chay thực dưỡng. Điểm chính của cách ăn này là sử dụng gạo lứt và các thực phẩm có đặc tính cân bằng Âm – Dương. Duy trì được chế độ ăn uống lâu dài có thể giúp bạn phòng ngừa được rất nhiều bệnh, giúp tinh thần thư giãn và thông tuệ trong cả cách suy nghĩ, hành động.

 

Một bữa ăn đơn giản theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa
(Ảnh: Internet)

Tên gọi của phương pháp ăn uống này được đặt theo tên của người sáng lập ra nó, Georges Ohsawa – một triết gia người Nhật Bản. Dựa trên nguyên lý Âm – Dương trong kết hợp thực phẩm, sinh hoạt lành mạnh, ông đã đề ra một số điều kiện, nguyên tắc trong ăn uống mà ngày nay chúng ta vẫn thường gọi là thực dưỡng hay thực dưỡng Ohsawa.

Ăn thực dưỡng là gì?

Thực dưỡng là dưỡng sinh bằng ăn uống. Nếu chúng ta khỏe mạnh nhờ ăn uống thì điều đó có nghĩa là bệnh tật, mệt mỏi… cũng sinh ra từ cách ăn uống. Hiểu ngắn gọn, chế độ ăn thực dưỡng là một chế độ buộc mỗi người phải ăn uống có tính toán, khoa học, tuân theo những nguyên tắc và điều kiện nhất định.

Điều kiện khi áp dụng phương pháp này gồm 7 điều:

  1. Không cảm thất mệt mỏi
  2. Luôn có cảm giác ngon miệng khi ăn uống
  3. Cố gắng tạo cho mình một giấc ngủ sâu và ngon
  4. Rèn luyện trí nhớ tốt
  5. Sống vui vẻ, cởi mở với mọi người
  6. Luôn bình tĩnh để có quyết định đúng trong mỗi việc làm
  7. Phải có niềm tin tuyệt đối vào cách ăn uống đang áp dụng.

    Nguyên tắc ăn theo phương pháp thực dưỡng Ohsawa

    Bạn có thể tưởng tượng quá trình áp dụng cũng giống như đi lên những nấc thang, phải bắt đầu từ những nấc thấp, đơn giản, dễ thích nghi đến những nấc cao hơn, khó hơn nhưng hiệu quả càng nhiều hơn.

    Tựu trung có 6 nhóm thực phẩm bạn cần lưu ý, gồm: Gạo lứt – Các loại rau củ (xào, hấp, luộc) – Rau sống, trái cây – Thịt – Canh (súp) – Đồ ngọt tráng miệng. Có 10 tỉ lệ tương ứng dưới đây để bạn áp dụng trong bữa ăn của mình:

  8. 10% (Gạo lứt) – 30% (Rau củ xào hấp) – 15% (Rau sống) – 30% (Thịt) – 10% (Canh súp) – 5% (Đồ ngọt tráng miệng)
  9. 20% – 30% – 10% – 25% – 10% – 5%
  10. 30% – 30% – 10% – 20% – 10% – 0%
  11. 40% – 30% – 0% – 20% – 10% – 0%
  12. 50% – 30% – 0% – 10% – 10% – 0%
  13. 60% – 30% – 10% – 20% – 10% – 0%
  14. 70% – 20% – 0% – 0% – 10% – 0%
  15. 80% – 20% – 0% – 0% – 0% – 0%
  16. 90% – 10% – 0% – 0% – 0% – 0%
  17. 100% – 0% – 0% – 0% – 0% – 0%
  18. Ăn chay thực dưỡng

    Ăn thực dưỡng có phải là ăn chay thực dưỡng không? Nhận định này vừa đúng lại vừa chưa đúng. Chưa đúng là ở chỗ nếu bạn mới bắt đầu áp dụng cách ăn này thì trong thực đơn vẫn có thịt, cá, trứng, sữa, những chất có protein động vật. Tuy nhiên ý kiến này đúng vì bắt đầu ở nấc thang số 7, thực đơn của bạn đã không còn chứa thịt, cá nữa và hoàn toàn chỉ còn gạo lứt, rau củ, trái cây và rau sống. Như vậy, thực dưỡng càng cao thì càng gần với ăn chay.

    Ăn thực dưỡng “hẹp” hơn ăn chay ở chỗ thực phẩm chính phải là gạo gứt. Tốt nhất là gạo còn nguyên cám. Nhìn chung, chúng ta hiểu rằng chế độ ăn thực dưỡng rất xem trọng yếu tố cân bằng Âm – Dương và gần với tự nhiên. Điều đó có nghĩa là không ăn quá nhiều rau, cũng không ăn quá nhiều thịt, không ăn quá nóng, cũng không ăn món quá lạnh, không ăn quá mặn, cũng không ăn quá cay… thực phẩm càng ít qua chế biến và ít nêm nếm với các chất loại gia vị công nghiệp, các chất phụ gia càng tốt.

    Phở lứt được làm từ gạo lứt

x